THÁNH THỂ SUỐI NGUỒN VÀ TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU

Trần Mỹ Duyệt

“Đức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Gioan 6:53-56).

Ăn thịt và uống máu một người. “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Gioan 6:60)

Đối với Chúa thì không gì là không có thể, và với đức tin thì không có vấn đề. Theo Thánh Thomas Aquinas, “Thiên Chúa dù quyền năng vô biên cũng không thể làm gì khác hơn là thiết lập nên Phép Thánh Thể”. Trước một hành động như thế, trí óc siêu phàm của con người cũng phải dừng lại, và cặp mắt trần trụi của nhân loại không thể nào nhìn ra Thiên Chúa qua tấm bánh và chén rượu đã truyền phép. Bởi thế, trong bài ca Tantum, chính thánh nhân đã viết: “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì?”.

Điều khiến một số môn đệ đầu tiên đã bỏ Chúa Giêsu, thì ngày nay cũng xảy ra như vậy. Nhiều người đã không tin rằng Ngài hiện diện trong Thánh Thể.  

THÁNH THỂ LÀ GÌ?

Thánh Thể “Eucharist” xuất phát từ chữ eucharistia của Hy Lạp có nghĩa là “tạ ơn”, là tâm điểm của việc thờ phượng Kitô Giáo, và được cử hành cùng một cách thức trên các thánh đường Công Giáo. Mầu nhiệm chỉ về việc Thân Xác và Máu của Đức Giêsu Kitô thật sự hiện diện trên bàn thờ dưới hình bánh và rượu.

Có 4 cách diễn tả về Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, đó là: Trong Thánh Thể được bẻ ra và chia sẻ. Trong con người của chủ tế. Trong Lời của Chúa. Và Cộng Đoàn dân Chúa (Constitution on the Sacred Liturgy , CSL #7). Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa việc Rước Lễ và Thánh Thể. Thánh Thể (Eucharist) cũng được gọi là Holy Communion, Blessed Sacrament bao gồm toàn bộ hành động cử hành, và sự thánh hiến của Thánh Lễ. Rước lễ (Communion) hay chịu lễ, hiệp lễ là hành động đón nhận Mình và Máu của Chúa. 

THÁNH KINH VÀ THÁNH THỂ

Cùng với phép rửa tội, Thánh Thể là hai trong các bí tích được Tân Ước nhắc đến một cách rõ ràng. Đây là Bí Tích do chính Chúa Giêsu thiết lập, và đã được các Thánh Sử ghi lại:

Trong Phúc Âm của mình, Thánh Mátthêu viết: “Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy.” Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.” (26:26-28)

Phúc Âm của Thánh Gioan ghi: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.” (6:56)

Thánh Phaolô Tông Đồ thì nói rõ ràng với giáo dân Côrintô rằng, Thánh Thể được thiết lập bởi Chúa Kitô: “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” (1 Corinthians 11:23-25).

CÁC THÁNH NÓI VỀ THÁNH THỂ

Có thể nói, tất cả các thánh nhân đều yêu mến Phép Thánh Thể. Sau đây là một số vị đã để lại những câu nói có thể giúp chúng ta thêm tin tưởng và yêu mến Bí Tích cực trọng này:

Thánh Giáo Phụ Augustine (354-430): “Tấm bánh hữu hình và rượu trên bàn thờ, “đã được thánh hiến bởi lời Thiên Chúa” là Mình và Máu Ngài. Qua việc sốt sắng nhận Mình và Máu đó đã đổ ra vì chúng ta, chúng ta trở nên thân mình ấy, có nghĩa là chúng ta nối kết trong sự hiệp thông gần gũi với Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài”.   

Thánh Phanxicô (1181-1226). Trong “Thư gửi các Giáo Sỹ” của mình, Thánh Phanxicô viết: “Trên thế giới này không có gì Cao Trọng nơi Chính Mình Ngài mà chúng ta có thể sở hữu và chiêm ngắm bằng cặp mắt của chúng ta, ngoại trừ Mình và Máu Ngài”. Đối với vị thánh nghèo Assisi, Thánh Thể vừa là đường vừa là địa bàn cho cuộc hành trình của Ngài.

Thánh Thomas Aquinas (1225-1274): “Thánh Thể là bí tích của tình yêu: nó biểu hiện tình yêu, đem lại tình yêu. Thánh Thể là cực điểm của toàn bộ đời sống thiêng liêng.” Ngài nhắc lại lời Thánh Euphrasia: “Nói về Phép Thánh Thể là nói về một điều cực thánh”.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005). Trong thông điệp đầu tiên “Redemptor Hominis”, ngài nói và viết về Thánh Thể: “Giáo Hội không ngừng làm sống lại cái chết trên thập giá và sự phục sinh của Ngài, vì nó làm nên nội dung của đời sống thường nhật của Giáo Hội.”

 

Trong đổi mới phụng vụ của Vatican II công bố Thánh Lễ như ‘suối nguồn và tuyệt đỉnh của đời sống Kitô hữu’. Công Đồng khuyến khích các tín hữu ‘tham dự đầy đủ, ý thức và sống động’ trong mọi cử hành Thánh Thể.

VẪN LÀ LỜI CHÓI TAI

Cũng như một số môn đệ ban đầu theo Chúa Giêsu. Họ đã phàn nàn, bỏ đi khi nghe giáo lý của Ngài về Phép Thánh Thể. Hiện nay tại Hoa Kỳ, chỉ khoảng 3% tín hữu tuyên xưng sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể mặc dù không hiểu việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô. Khoảng 6 trong 10 (63%) những tín hữu thường xuyên tham dự Thánh Lễ ít nhất 1 lần một tuần chấp nhận lời giảng dạy của Giáo Hội về Phép Thánh Thể.

Biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ được coi là trung tâm của đức tin Công Giáo. Bởi thế, Giáo Hội luôn dạy rằng “Thánh Thể là nguồn mạch và tuyệt đỉnh của đời sống người Kitô hữu”. Ngược lại với số nhỏ tin vào Thánh Thể, cuộc khảo cứu gần đây của Trung Tâm Khảo Cứu Pew Research Center đã cho thấy rằng phần đông người Công Giáo không tin vào lời dạy này. Trên thực tế, 7 trong số 10 người (69%) Công Giáo nói họ tin rằng trong khi cử hành Thánh Lễ, bánh và rượu được dùng trong lúc Rước Lễ chỉ là “biểu tượng” của mình và máu Chúa Giêsu Kitô. Thực chất chỉ có 1/3 người Công Giáo (31%) nói họ tin rằng “trong lúc cử hành Thánh Lễ, bánh và rượu thật sự trở thành mình và máu của Chúa Giêsu.”

Những người được khảo cứu cho biết rằng, hầu hết họ không biết về giáo lý này và được giảng dạy đầy đủ. Một số nhỏ (3%) tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể mặc dù không hiểu lời giảng dạy của Giáo Hội về sự biến đổi trong Thánh Thể. Những Kitô hữu không tham dự Thánh Lễ hàng tuần, số đông nói họ tin bánh và rượu chỉ là biểu tượng và không thực sự trở thành mình và máu Chúa Giêsu. Kết quả khảo cứu cũng cho biết rằng tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể phần đông là những người Công Giáo lớn tuổi.  

Tóm lại, trên 20% người Công Giáo Hoa Kỳ tham dự Thánh lễ hàng tuần và cầu nguyện hàng ngày và cho rằng tôn giáo rất quan trọng trong đời sống của họ. Ngược lại, 10% người Công Giáo nói họ tham dự thánh lễ vài lần trong năm, ít khi cầu nguyện không bao giờ coi tôn giáo là quan trọng hoặc không có gì quan trọng trong đời sống của họ. [1]

Giáo dân là thế, còn các linh mục? Các linh mục không những cử hành Bí Tích Thánh Thể cho các tín hữu, nhưng các ngài còn yêu mến thẳm sâu Thánh Thể. Trong cuộc khảo cứu gần đây, 94% linh mục tại Hoa Kỳ trả lời rằng “Thánh Thể là Trung Tâm Đời Sống” của các ngài.  Tuy nhiên, mỗi khi tham dự thánh lễ mà thấy một linh mục, kể cả giám mục sau khi truyền phép đã dùng một tay đưa Mình Thánh và Máu Thánh Chúa lên cho giáo dân thờ lạy, hoặc đọc các kinh nguyện một cách vội vàng, hấp tấp thì hình như trong khảo cứu này khi trả lời câu hỏi, các linh mục ấy đã không thật với lòng mình hay ít ra trả lời cho có lệ. 

ĂN THỊT VÀ UỐNG MÁU CHÚA

Thánh Thể ở trong trái tim của sự tôn thờ Kitô giáo. Thánh Thể được cử hành trên khắp thế giới như một sự tưởng niệm về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, trong việc đáp lại những lời mà Ngài đã nói với các môn đệ ở bữa tiệc ly, “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”.

Những từ ngữ như “ăn thịt và uống máu” Chúa tuy do chính Chúa Giêsu nói về Thánh Thể. Và mặc dù nó là những lời của Chúa, tuy nhiên, nghe vẫn thấy “chói tai”. Điều này xảy ra vì phản ứng con người, và vì sự ẩn dấu của mầu nhiệm. Vậy hãy tạm dùng những từ “dễ nghe” hơn như rước lễ, hiệp lễ, rước Thánh Thể để diễn tả hành động rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ.

Trong lời nguyện cộng đồng trong các thánh lễ an táng, chúng ta thường nghe lời cầu: “Lạy Chúa, linh hồn người quá cố khi còn sống đã tham dự Thánh Lễ, đã ước mình và máu Thánh Chúa. Nay xin cho được đồng bàn với Chúa cùng với các thánh trên nước hằng sống.” Một lời cầu rất ý nghĩa. Nhưng được mấy ai ý thức và thực hành khi còn sống là siêng năng tham dự Thánh Lễ và rước Mình, Máu Thánh Chúa?!!  

__________

Tài liệu tham khảo

1.https://www.pewresearch.org/short-reads/2019/08/05/transubstantiation-eucharist-u-s-catholics/

 

MAGNIFICAT BÀI CA PHẢN CHIẾU KHUÔN MẶT CỦA ĐỨC MARIA

Khi nói về cuộc đời cầu nguyện và sống kết hợp với Thiên Chúa của Đức Maria, Thánh Kinh ghi: “Maria lưu giữ những sự việc ấy và suy niệm trong lòng” (Luca 2:19). Cũng như Thánh Giuse, Đức Maria sống kín tiếng và đúng nghĩa chiêm niệm. Tuy nhiên, trong biến cố thăm viếng người chị họ Isave, Mẹ đã phá lệ. Thay vì giữ im lặng, Mẹ còn hân hoan ca tụng Thiên Chúa bằng một bài ca tự phát: Magnificat.

TÌNH TRẠNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỰ TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG

“Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. [1] Trên đây là tài liệu trích dẫn và được phổ biến trên báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 4 tháng 5 năm 2022.

TÂM LÝ CẦU TOÀN VÀ SỰ GIÁO DỤC SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH

-Sầu Đông hôm qua đem sổ điểm về em la cho nó một mẻ. -Nó phạm lỗi gì mà em la nó? -Nó bị một con B. -Em không biết là thang điểm, B đứng hạng nhì không? A,B,C. Làm gì phải la nó, vả lại chỉ có một con B thôi mà. -Em muốn nó được A tất cả. Em muốn nó phải vào được trường giỏi, ra trường thủ khoa và có tương lai. Em một mình nuôi nó ăn học, em có quyền hy vọng điều đó. Câu chuyện giữa tôi và cô em trên chắc cũng là giấc mơ của nhiều phụ huynh.



TUỔI GIÀ: CÁI NHÌN VỀ THỜI GIAN VÀ TUỔI TÁC

Mấy người bạn của tôi nay người này, mai người khác cứ lần lượt rủ nhau từ giã cõi đời. Những người còn lại thì hồi hộp, thấp thỏm: “Bao giờ đến phiên mình?” Vẫn biết rằng có sinh thì phải có tử, nhưng chuyện gì xảy ra trước và sau đó vẫn là điều mà nhiều người thường hay băn khoăn, lo lắng.



MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA

Trải qua bao thế kỷ, Giáo Hội Công Giáo đã dành tháng Năm để đặc biệt tôn kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Không phải chỉ là một ngày, mà toàn tháng Năm. Như mùa Đông qua, tháng Năm được coi như khởi đầu một sức sống mới của vạn vật. Truyền thống dành riêng tháng Năm tôn kính Đức Mẹ bắt nguồn từ việc người Rôma tôn kính nữ thần mùa xuân. Các Kitô hữu ban đầu đã tôn giáo hóa tập tục này, và tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.



CÂY NHO VÀ CÀNH

Chúa Giêsu, qua trích đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan (15:1-8) đã diễn tả về mối tương quan giữa Ngài và các môn đệ qua hình ảnh quen thuộc mà mọi người Do Thái đều biết, đó là hình ảnh cây nho. Ngài là cây nho và chúng ta là cành. Cây nho mọc khắp nơi tại Palestine. Dù trồng ở đâu, việc chuẩn bị đất trồng vẫn là việc chính yếu.


LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ

Câu truyện truyền tin của Đức Maria đã được Thánh sử Luca (1:26-38) ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ. Trong biến cố này Đức Maria đã trở nên một gương mẫu đức tin cho chúng ta. Người cho chúng ta thấy rằng đức tin không chỉ là hành động chấp nhận, nhưng còn là sự tín thác, trung tín, vâng lời, và phục tùng nữa.


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA : QUÀ TẶNG PHỤC SINH

“Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và cùng đích, và là Đấng hằng sống. Ta đã chết, và nay ta đang sống tới muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). Chúng ta nghe những lời yên ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ Sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Đức Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện an ủi của Ngài.


NHỜ ĐƯỢC CHẾT NHƯ NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Thứ Sáu Tuần Thánh. Đồi Golgotha. Cây thập tự. Không gian, thời gian và vật dụng ấy nhắc tôi về cái chết đau thương, đầy nhục nhã của Đức Giêsu Cứu Thế. Ngài bị đóng đanh và chết trên thập giá. Nhưng cái chết của Người thực sự đem lại cho tôi điều gì? Tại sao tôi phải xót xa và thương cảm? Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Rôma (6:3-11) đã trả lời tôi về những gì mà tôi đang suy tư, khi liên kết cái chết của Chúa Giêsu với cái chết của người Kitô hữu qua Bí Tích Thánh Tẩy:


CON LỪA

Mỗi lần Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Giáo Hội lại cho đọc những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Thành Thánh Giêrusalem. Gọi là cuộc khải hoàn, nhưng đúng hơn, đây là hình ảnh của việc chiếm ngự tâm linh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện khi ngài chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Một hình ảnh của cuộc chiến thắng tinh thần.


CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALE

“Khi đến gần làng Bethphage, bên triền núi gọi là Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó!”


THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC

Thánh Giuse là một vị thánh cao cả và vỹ đại nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Hình ảnh của ngài luôn gắn liền với hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, sự cao cả và vỹ đại của Ngài không được những tài liệu, sách báo do con người ghi chép, nhưng tiềm ẩn trong Thánh Kinh Tân và Cựu Ước.


NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu sau khi chịu Phép Rửa trên sông Gordan, Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc, ở đó 40 ngày ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Để tìm hiểu những cám dỗ ấy của Ngài, cũng như chúng có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này. Sau đây là bài viết của cha Thomas G. Weinandy, OFM, Cap., một nhà thần học, một nhà trước tác và cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican,


CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG

Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao, ở đó Chúa biến hình trước mặt các ông (x. Marcô 9:2-10). Thánh sử Marcô đã tả lại quang cảnh này bằng những từ ngữ rất gợi hình, truyền cảm: “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.” (3) Có Maisen và Êlia cùng xuất hiện đàm đạo với Chúa. Điều này khiến các ông vui sướng, và phản ứng lúc đó của Phêrô là muốn ở lại luôn trên núi với Thầy:  


SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Anh chị em thân mến!
Khi Thiên Chúa của chúng ta mặc khải Ngài chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn luôn nói đến tự do: “Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, người đã đem các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ” (Ex 20:2). Đây là những lời đầu tiên trong Mười Giới Luật mà Ngài đã ban cho Maisen trên núi Sinai. 


GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”

Vợ chồng xưng hô với nhau bằng Chồng ơi – Vợ ơi, Bố ơi – Mẹ ơi, Anh ơi – Em ơi, hoặc Mình ơi thì đến già vẫn yêu thương mặn nồng, kẻ thứ 3 khó có chỗ chen chân vào. Những từ ngữ trên là cách gọi vừa thể hiện chủ quyền sở hữu, trách nhiệm, và tình cảm mà cả hai dành cho nhau.   


GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ

Thống kê cho thấy, ngày nay rất nhiều phụ nữ chọn sống độc thân, không lấy chồng và sinh con. Lý do vì họ muốn được tự do theo đuổi những giấc mộng riêng tư, vì không muốn chịu ràng buộc với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Nhưng tự thâm tâm và bản năng, người phụ nữ luôn muốn có một người chồng và được làm mẹ.   


CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!

Qua hai câu Thánh Kinh ngắn gọn, Thánh Ký Marcô đã vẽ ra hai khuôn mặt trái ngược nhau về Chúa Giêsu: “Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.” (3:20-21)


LỄ HIỂN LINH

Ba nhà chiêm tinh hoặc đạo sỹ (magi). Các ngài là Caspar hay Caspas, Jaspas, Gathaspa. Melchior hay Melichior. Và Balthasar hay Balthazar, Balthassar hoặc Bithisarea. Các ngài đã lận lội đường xa đến thờ lạy Đức Kitô vừa giáng sinh. “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2:2).  


THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH

“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.” 


THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI

“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.” Trong bài giảng dưới đây, Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những trẻ em bị lạm dụng, xâm phạm, bao gồm những thai nhi bị giết hại, 


TRÁI TÁO NOEL*

Thấm thoát mà đã 2023 lần kỷ niệm ngày Giêsu giáng trần. Mỗi năm mỗi khác, và mỗi nơi cũng mỗi khác. Có những năm trời mưa, giông bão, tuyết rơi. Có những năm thanh bình, và cũng có những năm chiến tranh. Riêng tại quê hương Việt Nam tuy hết chiến tranh nhưng lại chưa có thanh bình! 


ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN...

Advent xuất phát từ tiếng Latin là adventus có nghĩa là đang đến, đang tới gần. Theo lịch phụng vụ, đây là thời gian mong chờ và chuẩn bị đón mừng Sinh Nhật của Đức Giêsu Kitô trong đêm Giáng Sinh, và ở một nghĩa khác, nhắc nhở chúng ta hướng tới ngày trở lại lần thứ hai của Ngài. Mùa Vọng kéo dài qua 4 tuần lễ với 4 Chúa Nhật Mùa Vọng.  


CHÚA GIÊSU LÀ VUA

1. "Giêsu Nazareth, Vua Do Thái". Đây là danh hiệu được đóng trên thập giá. Liền trước khi Đức Kitô tắt thở, một trong hai người bị hành hình thập giá cùng Ngài đã thưa với Ngài: "Lạy Ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi về nước của ngài". Nước gì? Điều mà người này xin rõ ràng không phải là một quốc gia trần thế, nhưng là một cái gì khác. 


CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

"Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng. Nay chiến thắng khải hoàn trên nơi phúc vinh sáng ngời". [1]  


NHÓM TRỪ QUỶ
HAY "NHÓM CỦA QUỶ"?

"Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc". Tôi đã nghe tên nhóm này từ lâu, và cũng đã đọc qua một số tài liệu, xem một vài băng video của nhóm. Người khen cũng có mà phê bình cũng nhiều, chung qui cũng chỉ vì bốn chữ "tâm linh" hay "mù quáng". Khi niềm tin đặt đúng chỗ, đúng người nó sẽ dẫn ta đi đến một đời sống tâm linh phong phú, thánh thiện, và bình an.  


“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC”

Hôm 8 tháng 9 năm 2023 lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách Vinh Quang Mẹ Maria (The GLORIES of MARY) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Và tôi đã cùng ngài suy niệm câu: “Đến sau cõi đời này, xin Mẹ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ” 


CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

Theo truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội Công Giáo tôn kính 7 Tổng Thần có tên là Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Camael, Jophiel, and Zadkiel. Ba vị đầu là Michael, Gabriel và Raphael 


TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?

Sau khi đọc bài “KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHÍNH MÌNH”, một độc giả đã email phản ảnh ý kiến của mình. Ông viết: “Bài học này tôi đã học mãi mà chưa thuộc. Tha đã khó mà quên những điều người khác làm cho mình phải khổ, phải thiệt thòi, hoặc phải mất danh dự thì càng khó hơn”.   


KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHO CHÍNH MÌNH

“Tha thứ là tự tha cho chính mình”. Tư tưởng này xem ra như không hợp với suy nghĩ và lối sống của nhiều người. Làm gì có chuyện tha cho kẻ cướp chồng mình, kẻ phản bội mình vì một người đàn bà khác, kẻ cướp của, giết hại cha mẹ, anh chị em mình, hoặc kẻ tham ô khiến mình phải mất đất, mất nhà, mất việc làm để rồi đến nỗi táng gia bại sản, thân bại danh liệt, gia đình đổ vỡ, con cái nheo nhóc, lâm cảnh tù tội…  


KẺ THÙ CỦA ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN LÀ TÍNH ÍCH KỶ

Hôn nhân là một đời sống hạnh phúc. Nó chính là nền tảng của gia đình, của xã hội, và cả tôn giáo nữa. Bởi đó hôn nhân có rất nhiều kẻ thù. Thoạt nhìn vào những đổ vỡ của hôn nhân, người ta thường cho rằng kẻ thù của nó là những tệ nạn của xã hội: rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, và lăng nhăng trai gái. Một số nguyên nhân khác bao gồm: vợ chồng ghen tương, lười biếng, thiếu trách nhiệm, nếp sống gia trưởng, và bạo hành trong gia đình. 


MỪNG SINH NHẬT MẸ

Hôm nay (8 tháng 9 năm 2023) lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách The GLORIES of MARY (Vinh Quang Mẹ Maria) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Trong phần tài liệu, tôi đã đọc bài viết của thánh nhân, và cùng ngài suy niệm câu: “Et Jesum benedictum fructum ventris tui nobis post hoc exilium obstande” 


BÀI GIẢNG LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÊN TRỜI CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDICT XVII

Chư huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục
Anh chị em thân mến, Trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat), một thi ca tuyệt vời của Đức Mẹ mà chúng ta vừa nghe trong Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một số từ ngữ gây kinh ngạc. Maria nói: “Từ nay muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”.


CHÚA BIẾN HÌNH TRÊN NÚI TABOR

Những hình ảnh cổ nhất diễn tả việc Chúa Giêsu biến hình có từ thế kỷ thứ Sáu được tìm thấy trong tu viện St. Catharine ở Siani, đã diễn tả những gì mà thánh ký Matthêu đã ghi lại trên núi. Theo truyền thống thì Chúa Giêsu đã biến hình trên núi Tabor. Đây là ngọn núi cao 575m ở cuối hướng đông của Thung Lũng Jezreel, cách Biển Galilee 18 Km.  


THIÊN CHÚA MỜI GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

Qua Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa được diễn tả như một Thiên Chúa đáng yêu, giầu lòng rộng rãi, nhân ái và bao dung. Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta đến với Ngài. Lời “mời” của Ngài trường hợp này mang hai nghĩa: -Sự thu hút của lời mời. Trong Isaia chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự thu hút ấy qua những lời: Khát nước, đói, đồ bổ, món ăn mỹ vị, bánh, sữa và rượu…  


NHỮNG NGƯỜI VỢ VỀ NGUỒN TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Nếu có dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung và triết lý được tác giả trình bày trong đó.  

Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao mà có ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những gì mình đã làm,  


SAU ĐỒNG TÍNH, HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH, VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CON NGƯỜI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Trong thế giới tự do hiện nay, con người xem như muốn giành lấy quyền làm chủ đời mình. Họ muốn biết lành, biết dữ. Với trào lưu tư tưởng không ngừng phản ảnh đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, được tiếp tay bởi truyền thông, sự lạm dụng và khuynh loát của giới chính trị, các chủ thuyết tự do của xã hội, và sự suy sụp về luân lý, đạo đức, những phong trào đồng tính, hôn nhân đồng tính và chuyển giới ngày một trở nên thách đố hệ thống luân lý, luật pháp, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và cả Thiên Chúa nữa. 


CHA MẸ BẮT ĐẦU DẠY CON TỪ LÚC NÀO?

Phải bắt đầu dạy đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Câu nói này được cho là của Napoleon, nhưng quan niệm về tâm lý giáo dục thì cho rằng đứa trẻ không chỉ “sẵn sàng để học”, mà nó đã thực sự học ngay vừa khi chào đời.  

Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến qua điện thoại. Phần lớn những thắc mắc đều quy về hai điểm chính: Hôn nhân và giáo dục con cái.  


NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON

Những kẻ tà đạo tân thời không thể chấp nhận điều mà chúng ta xưng tụng Đức Maria bằng cách gọi người là hy vọng của chúng ta. Kính chào hy vọng của chúng con, “spes nostra salve”. Họ nói chỉ mình Thiên Chúa mới là hy vọng của chúng ta, và rằng đặt hy vọng của Ngài nơi một tạo vật là làm nhục cho Thiên Chúa. Đức Maria, đối với họ chỉ là một tạo vật, và như một tạo vật, làm cách nào người có thể là hy vọng của chúng ta? Chính vì vậy, thay vì những điều các người tà đạo nói, Giáo Hội đòi hỏi các giáo sỹ, tu sỹ hằng ngày dâng lời thay cho toàn thể các tín hữu kêu cầu Đức Maria bằng một tên gọi hy vọng ngọt ngào của chúng ta, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại: “Kính chào hy vọng của chúng con!”   

TRÁI TIM NHÂN TỪ BỊ ĐÂM THÂU

“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh dập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19:31-37).      

LỄ MẸ THĂM VIẾNG BÀI HỌC CỦA ĐỨC ÁI

Qua trình thuật trên, Thánh Luca đã tỷ mỷ tường thuật về việc Đức Maria đi thăm viếng người chị họ mình là Isave (Elizabeth). Hành động của Mẹ không chỉ nói lên tình cảm thân thiết giữa hai chị em, đặc biệt, trong tình trạng bà Isave đang mang thai lúc tuổi đã cao và ở những tháng cuối. Cuộc thăm viếng này không dừng lại ở khía cạnh tình cảm, nó còn mang ý nghĩa giới thiệu với bà Isave, với bào thai Gioan và cả thế giới một tin vui, đó là chính Đức Maria cũng đang mang thai, mà thai nhi ấy là Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể để cứu chuộc nhân loại.     

CHÚA THÁNH THẦN HƠI THỞ SỰ SỐNG

Lời hứa được trọn vẹn. Thánh Thần được ban xuống trên toàn thế giới, không đơn giản chỉ cho những nhà lãnh đạo và các tiên tri của Do Thái xưa, cũng không loại trừ 120 tông đồ, môn đệ, và Mẹ của Chúa Giêsu, những người đã tụ họp tại Giêrusalem vào lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh nghiệm của 120 người nam nữ này cũng chính là kinh nghiệm của tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh, sống lại và giờ đây đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta hãy dừng lại ít phút để suy nghĩ xem chúng ta cảm nhận như thế nào về Tặng Ân của Chúa Thánh Thần.      

TÌNH CẢM VỢ CHỒNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:   


PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội. 


THÁNH GIUSE THỢ

- Lễ Kính 1 tháng 5

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?